Niềng răng (chỉnh nha) là giải pháp tối ưu khắc phục hoàn toàn hô, móm, răng thưa, mọc lệch, khấp khểnh. Áp dụng các kỹ thuật niềng răng tiên tiến cùng đội ngũ bác sĩ chuyên gia niềng răng Đại Học Y Dược tận tâm tư vấn và điều trị, khách hàng đã hoàn toàn hài lòng kết quả niềng răng tại
Niềng răng thẩm mỹ là gì?
Niềng răng là phương pháp sử dụng khí cụ chuyên dụng được gắn cố định hoặc tháo lắp trên răng để giúp dịch chuyển và sắp xếp răng về đúng vị trí. Từ đó, đảm bảo tạo lực kéo ổn định, giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí và mang lại cho khách hàng một hàm răng đều, đẹp, đảm bảo chức năng ăn nhai, khớp cắn đúng…
CÁC PHƯƠNG PHÁP NIỀNG RĂNG THẨM MỸ HIỆN NAY
Niềng răng là phương pháp sử dụng khí cụ chuyên dụng được gắn cố định hoặc tháo lắp trên răng để giúp dịch chuyển và sắp xếp răng về đúng vị trí. Từ đó, đảm bảo tạo lực kéo ổn định, giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí và mang lại cho khách hàng một hàm răng đều, đẹp, đảm bảo chức năng ăn nhai, khớp cắn đúng…
1/NIỀNG RĂNG MẮC CÀI KIM LOẠI
Mắc cài kim loại có độ bền cao, chịu được lực kéo lớn. Quá trình niềng răng thường kéo từ 18-24 tháng, có thể ít hoặc nhiều hơn tùy vào tình trạng răng của mỗi người.
2/NIỀNG RĂNG TRONG SUỐT KHÔNG MẮC CÀI
Niềng răng trong suốt không mắc cài Incognito là một bước tiến mới trong ngành nha khoa thẩm mỹ, vừa có khả năng dịch chuyển răng hiệu quả lại vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ cao cho người niềng.
3/NIỀNG RĂNG MẮC CÀI SỨ
Là loại mắc cài được làm từ hợp kim sứ và một số vật liệu vô cơ khác vô cùng an toàn, không hề gây kích ứng cho cơ thể.
4/NIỀNG RĂNG MẮC CÀI MẶT TRONG
Mắc cài niềng răng sẽ được đeo vào mặt trong của răng và hoàn toàn không nhìn thấy. Đây là một kỹ thuật niềng răng khó, đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm
Những trường hợp nào nên niềng răng sứ thẩm mỹ?
Phương pháp này được chỉ định và mang lại hiệu quả cao, khắc phục các trường hợp răng có những khuyết điểm sau:
- Răng hô, vẩu (gây mất thẩm mỹ gương mặt, mỗi khi ăn nhai răng bị hao mòn nhiều hơn)
- Răng móm, mặt lưỡi cày (gây mất thẩm mỹ gương mặt, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói ngọng…)
- Răng thưa, hở kẽ, khoảng cách giữa các răng lớn (thường dẫn đến tình trạng răng yếu, dễ lung lay, thức ăn thường xuyên mắc vào kẽ răng hoặc ảnh hưởng tới việc phát âm)
- Răng mọc lộn xộn, chen chúc, khấp khểnh (gây mất thẩm mỹ gương mặt, thức ăn mắc vào kẽ răng và khó chăm sóc răng miệng)
- Khớp cắn hở, hai hàm răng không khít (ăn nhai khó khăn, nói ngọng, phát âm kém…)
- Khớp cắn sâu, cằm lẹm cười không thấy răng dưới (gương mặt thiếu cân đối, ảnh hưởng đến khớp thái dương, khớp nhai)
Niềng răng có nguy hiểm không?
Thực ra nếu như được niềng răng đúng cách thì bệnh nhân có thể duy trì kết quả niềng ổn định vĩnh viễn. Mặt khác, nếu bác sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật có thể dẫn đến tình trạng răng bị nghiêng, lung lay, không thẳng hàng. Cộng với tác động của dây cung và mắc cài, chân răng dễ có nguy cơ bị hỏng gây viêm tủy, nặng hơn là chết tủy răng.
Thời gian niềng răng bao lâu?
Đây là thắc mắc cũng như nỗi ám ảnh của nhiều người. Cụ thể cảm giác đau nhức khi chỉnh nha sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày. Tuy nhiên cảm giác đau chỉ thực sự nhiều nhất vào 2 – 3 ngày đầu tiên. Những ngày sau đó do cơ thể đã dần thích nghi với áp lực tác động lên răng nên mức độ đau sẽ giảm dần & chấm dứt hẳn.
Thời gian niềng răng, về lý thuyết, một ca chỉnh nha tính từ ngày bắt đầu đeo khí cụ niềng đến khi tháo niềng hoàn tất sẽ mất khoảng từ 18 đến 24 tháng và được chia thành các giai đoạn như sau:
- 2 – 6 tháng đầu: sắp xếp các răng đều trên cung hàm
- 3 – 6 tháng tiếp theo: điều chỉnh trục răng chuẩn xác
- 6 – 9 tháng tiếp theo: điều chỉnh toàn bộ các khớp cắn, tạo sự chuyển dịch về vị trí cân bằng.
- 6 – 9 tháng cuối: đeo hàm duy trì răng, ổn định các răng trước khi tháo khay niềng
Trên thực tế, thời gian niềng trung bình dao động từ 6 đến 18 tháng. Đối với các ca khó như hô, móm nhiều, răng mọc lộn xộn nhiều thì thời gian có thể kéo dài 2 – 3 năm. Tuy nhiên, thời gian niềng răng (chỉnh nha) cũng có thể được rút ngắn hơn nếu như bạn tuân thủ đúng những hướng dẫn của bác sĩ, đến hẹn đúng thời gian theo lịch trình.
Một số yếu tố tác động đến thời gian chỉnh nha
- Tình trạng răng: Là yếu tố quan trọng chi phối và quyết định thời gian niềng. Với những ca đơn giản và không phải nhổ răng, có thể chỉ mất khoảng 14 – 18 tháng để hoàn tất điều trị. Những trường hợp sai lệch phức tạp, có thể phải kéo dài trên 2 năm để đạt được kết quả tốt nhất.
- Độ tuổi thực hiện: Có thể được bắt đầu từ khi 10 tuổi cho đến 50 tuổi. Tuy nhiên, điều trị chỉnh nha càng sớm thì hiệu quả sẽ cao hơn và thời gian điều trị sẽ được rút ngắn. Trẻ trước tuổi dậy thì (7 – 9 tuổi) có thể thực hiện Tiền chỉnh nha để điều trị thói quen cơ chức năng, kết hợp căn chỉnh ngay ngắn răng và hàm. Điều này tạo thuận lợi cho răng mọc thẳng hàng, đúng vị trí khi trẻ trong giai đoạn phát triển xương hoàn chỉnh.
- Phương pháp áp dụng: Mỗi phương pháp sẽ hướng tới mục đích niềng chỉnh khác nhau. Cụ thể, nếu niềng với khay niềng trong suốt sẽ lâu hơn niềng răng mắc cài vì vừa nắn chỉnh răng và đảm bảo tính thẩm mỹ thì sẽ phải thay khay niềng mới sau mỗi lần răng dịch chuyển.
- Các vấn đề phát sinh trong quá trình niềng răng: Tụt mắc cài, lỏng dây cung, bệnh lý trên răng…có thể xảy ra khiến quá trình niềng kéo dài hơn. Do đó, hãy đảm bảo lịch thăm khám định kỳ với bác sĩ để nhanh chóng phát hiện và giải quyết kịp thời, đảm bảo quá trình niềng được diễn ra đúng thời gian đã hoạch định.
cần làm gì để giảm đau trong quá trình niềng răng
Niềng răng giai đoạn nào đau nhất?
Đây có lẽ là giai đoạn đau nhất khi mới niềng răng. Bởi ở giai đoạn này bác sĩ sẽ tạo vùng hở trên răng để có thể gắn khâu vào giúp răng dịch chuyển. Việc đặt sợi thun tách kẽ khoảng 2mm từ 5-7 ngày vào kẽ hở 2 răng sẽ làm bạn cảm thấy bị cộm, khó chịu
Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây không phải là vấn đề đáng ngại. Niềng răng sẽ chỉ đau vào 2 thời điểm:
- Khi vừa mới đeo các khí cụ: khoang miệng chưa quen với sự hiện diện của các khí cụ niềng răng nên sẽ cọ xát môi, má, có thể gây ra nhiệt miệng tại các niêm mạc xung quanh, bạn sẽ cảm thấy vướng víu và khó chịu. Nhưng sau 1 – 2 tuần, khi đã quen với khí cụ thì cảm giác đó sẽ dần mất đi, việc sinh hoạt và ăn uống sẽ diễn ra hoàn toàn bình thường.
- Khi siết răng định kỳ: Đây là thời điểm bác sĩ kiểm tra sự dịch chuyển răng. Thông thường, bác sĩ tác động lực mỗi tháng 1 lần, như thay dây lớn hơn, đeo các chun kéo, các khí cụ, đặt chun tách kẽ…để răng di chuyển về đúng vị trí. Cảm giác ê ê sẽ kéo dài từ 1 – 3 ngày.
Niềng răng có đau không phụ thuộc vào kỹ thuật được áp dụng và tay nghề của bác sĩ. Tại địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ sẽ kiểm tra, theo dõi sát sao tình trạng răng để điều chỉnh khí cụ tác dụng lên răng một lực vừa đủ để di chuyển răng đúng theo lộ trình mà không gây đau nhiều hay các bất tiện khác. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn đúng địa chỉ nha khoa niềng răng uy tín.
Được trực tiếp tư vấn và điều trị bởi đội ngũ bác sĩ chuyên gia niềng răng Đại Học Y Dược tận tâm, đội ngũ điều dưỡng thân thiện, nhẹ nhàng và trang thiết bị công nghệ hiện đại, Nha Khoa Kim sẽ giúp khách hàng thoải mái nhất trong suốt quá trình điều trị.
Giảm đau khi niềng răng như thế nào?
Trong quá trình niềng răng, khi nào gặp cảm giác ê ê nhẹ, bạn có thể áp dụng một trong số các cách sau đây để giảm cơn đau:
- Chườm túi đá
Khi đặt túi đá vào vị trí bị ê buốt, hơi lạnh sẽ làm dịu ngay các cơn đau khó chịu của bạn sau khi niềng hoặc sau mỗi lần siết răng.
- Súc miệng bằng nước muối
Một vài trường hợp, do độ thích ứng của khoang miệng với các khí cụ niềng răng không cao, bạn có thể bị các vết loét, nhiệt trên má, lợi trong 1 tuần đầu. Giai đoạn này, súc miệng với nước muối ấm vừa giúp giảm đau vừa sát khuẩn những chỗ bị khí cụ cọ xát.
- Có chế độ ăn uống phù hợp
Ăn thức ăn mềm, không dai…cũng là một trong những cách quan trọng để hạn chế đau răng khi niềng. Vì khi ăn các đồ ăn cứng, răng của bạn phải sử dụng lực lớn lúc nhai. Điều này sẽ tác động đến mắc cài và dẫn đến cảm giác đau buốt.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các loại đồ ăn có tính dính như kẹo cao su, tránh nước uống có gas và phẩm màu để không tổn hại và làm đổi màu răng.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách
Nhằm tránh những vấn đề răng miệng phát sinh trong suốt quá trình niềng, việc chăm sóc răng miệng đúng cách rất cần được quan tâm. Bạn nên sử dụng bàn chải có sợi lông mềm mại, vệ sinh cẩn thận các kẽ răng 3 – 4 lần/ngày hoặc dùng chỉ nha khoa một cách nhẹ nhàng, khéo léo để loại bỏ các thức ăn bám lại, đặc biệt là trên mắc cài.
Niềng răng trả góp 0% tại nha khoa tân mỹ
- Thủ tục tiện lợi và nhanh chóng.
- Thời gian thanh toán linh hoạt.
- Chủ động và sắp xếp được tài chính.
- An tâm khi niềng răng.
- Có hợp đồng đảm bảo giữa 2 bên.
- Cam kết không thay đổi giá khi niềng răng trả góp.
- Tuân thủ theo phác đồ điều trị và niềng răng đúng lộ trình.
- Dễ ghi nhớ quá trình niềng răng theo từng giai đoạn.
- Theo dõi được sự phát triển của răng.
Hình thức niềng răng trả góp
1. Niềng răng trả góp qua thẻ tín dụng Ngân hàng
Lúc này, quý khách được hỗ trợ từ 25 ngân hàng uy tín. Khách hàng có thể chọn lựa ngân hàng thích hợp để đăng ký thanh toán qua thẻ tín dụng mà không cần tiền trong thẻ. Để được áp dụng, khách hàng cần có sẵn thẻ tín dụng, hoặc đủ kiều kiện mở thẻ tín dụng.
2. Niềng răng trả góp trực tiếp với nha khoa
Với hình thức thanh toán này, khách hàng chỉ cần thanh toán trước 30% tổng chi phí niềng răng. Số tiền còn lại, khách hàng thanh toán theo từng tháng với nha khoa mà không mất thêm bất kỳ chi phí nào khác.
3. Hồ sơ niềng răng trả góp
- Cung cấp chính xác: Họ tên, số điện thoại, giấy CMND, địa chỉ liên hệ.
- Một số thông tin cơ bản như: nghề nghiệp, gia đình…
- Đối với trẻ dưới 16 tuổi chưa có CMND: ngoài các thông tin cơ bản của trẻ, sẽ cần có phụ huynh/người giám hộ đại diện để đăng ký thủ tục.
- Kế hoạch điều trị.
- Bác sĩ thực hiện.
- Bảng chi phí.
- Lộ trình thanh toán.